Hàm IFERROR trong excel – Công thức và ứng dụng hàm
Hàm IFERROR trong Excel giúp người dùng tìm kiếm các lỗi trong công thức khi người dùng xử lý dữ liệu. Đây là một hàm có công dụng quan trọng với người dùng. Nếu bạn chưa nắm được cách dùng của hàm này thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây.
Bài viết này, hamexcel.net sẽ chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về hàm này và đi cùng với ví dụ minh họa. Mời bạn đọc cùng theo dõi và tham khảo
Khái niệm hàm IFERROR trong Excel là gì?
Hàm IFERROR là một hàm logic được sử dụng để kiểm tra một công thức hàm trong bảng dữ liệu. Và hàm này sẽ xác định xem công thức hàm đó có lỗi hay không. Nếu có lỗi, hàm sẽ trả về một giá trị thay thế mà bạn chỉ định. Nếu không có lỗi, hàm sẽ trả về giá trị của biểu thức đó. Từ đó, giúp người dùng dễ dàng tìm và xử lý các lỗi có thể xảy ra trong quá trình tính toán.
Cấu trúc của hàm IFERROR trong Excel như nào?
- Công thức hàm là: =IFERROR(value, value_if_error)
Trong đó:
- Tham số value: Là hàm hoặc công thức mà bạn muốn kiểm tra lỗi .
- Tham số value_if_error: Là giá trị mà bạn muốn trả về nếu tham số đầu tiên có lỗi.
Những ví dụ về hàm IFERROR trong Excel
Ví dụ 1: Kiểm tra lỗi chia cho 0
Ta có bảng dữ liệu sau:
A | B |
10 | 2 |
15 | 0 |
20 | 4 |
Lấy giá trị cột A chia cho giá trị cột B. kiểm tra nếu B có giá trị 0, hàm sẽ hiển thị thông báo lỗi.
- Tai cột C là đặt công thức: =IFERROR(A1/B1, “Lỗi: Chia cho 0”). Sau đó kéo công thức xuống ta có bảng kết quả sau:
A | B | C |
10 | 2 | 5 |
15 | 0 | Chia cho 0 |
20 | 4 | 5 |
Ví dụ 2: kết hợp hàm VLOOKUP
Ta có bảng dữ liệu sau:
A | B |
Mã | Tên |
1 | Nam |
2 | Hương |
3 | Minh |
Yêu cầu: tìm tên ở cột B theo mã ở cột A. Nếu không tìm thấy, mặc định kết quả trả về là “Không tìm thấy”.
- Ở ô C2 ta áp dụng công thức sau: =IFERROR(VLOOKUP(3, A2, 2, FALSE), “Không tìm thấy”)
- Kết quả trả về là không tìm thấy ví tham số đầu tiên trong hàm Vlookup xác điinh sai.
Ví dụ 3: Kết hợp với hàm CONCATENATE
Ta có bảng dữ liệu sau:
A | B |
Họ | Tên |
Nguyễn | Văn A |
Trần | B |
Trường hợp công thức trong cột C kết hợp họ và tên. Nếu có lỗi, yêu cầu hàm sẽ hiển thị “Không có dữ liệu”.
Tại cột C2 ta áp dụng công thức: =IFERROR(CONCATENATE(A1, ” “, B1), “Không có dữ liệu”). Công thức hàm đúng nên bảng công thức sẽ là:\
A | B | C |
Họ | Tên | Họ Tên |
Nguyễn | Văn A | Nguyễn Văn A |
Trần | B | Trần B |
Bài tập ứng dụng
Bài tập 1: lấy giá trị cột số chia, chia cho số bị chia. Nhập bảng vào dữ liệu Excel. Sau đó kiểm tra lỗi chia cho 0 ở bảng dưới đây:
Số chia | Số bị chia |
20 | 5 |
12 | 4 |
22 | 2 |
34 | 0 |
12 | 0 |
Bài tập 2: ghép các dữ liệu 3 ô sau trong bảng dữ liệu, và xác định xem công thức áp dụng đúng hay sai. Công thức nối: STT+ Họ Tên+ Tuổi
STT | Họ Tên | Tuổi |
1 | Trấn Văn Anh | 30 |
2 | Hồ Quang Hiếu | 25 |
3 | Cao Thùy Tiên | 19 |
Bài Tập 3:Từ danh sách sản phẩm sau
Sản phẩm | Giá |
cam | 100 |
Bưởi | 200 |
Quýt | 300 |
Cần tìm giá của sản phẩm. Nhập bảng dữ liệu vào trong Excel. Sử dụng công thức sau = VLOOKUP(3, B2:B4,2,FALSE). Kiểm tra xem công thức đúng không? Nếu sai thì ghi chú là “ không có dữ liệu” và lập 1 bảng khác với công thức đúng.
Với những bài tập trên, bạn hãy áp dụng công thúc kiểm tra lỗi để hoàn thành bảng. Từ đó, bạn sẽ thấy được công dụng và lợi ích của hàm IFERROR mang lại. Bạn hãy thường xuyên tìm kiếm bài tập để áp dụng công thức. Điều đó sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo hơn trong công việc thực tế đấy.
Những lưu ý khi sử dụng hàm IFERROR trong Excel
- Hàm chỉ xử lý các lỗi mà hàm có thể phát sinh, như #DIV/0!, #N/A, #VALUE!, #REF!, #NAME?, và #NUM!
- Bạn nên đặt trị trả về trong trường hợp lỗi (value_if_error) nên rõ ràng và dễ hiểu.
- Hàm không giải quyết nguyên nhân gây ra lỗi. Sau khi phát hiện ra lỗi, bạn nên kiểm tra các công thức bên trong để hiểu và khắc phục lỗi.
- Lỗi chia cho 0 (#DIV/0!) xảy ra khi chia một số cho 0.
- Lỗi không tìm thấy (#N/A) là khi không tìm thấy giá trị trong các hàm tìm kiếm.
- Lỗi tham chiếu (#REF!)xảy ra khi tham chiếu đến một ô không hợp lệ.
Tổng kết
Hàm IFERROR trong Excel sẽ giúp bạn tìm ra và xử lý các lỗi một cách hiệu quả và nhanh chóng. Khi sử dụng hàm này không chỉ giúp bạn kiểm tra lại bảng tính, mà còn tối ưu hiệu xuất làm việc của bạn. Từ những thông tin mà hamexcel.net chia sẻ bên trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hàm này. Từ đó có thể áp dụng một cách linh hoạt và dễ dàng cho công việc của mình.